Bệnh Đái Tháo Đường - Nguy Hiểm Nhưng Không Phải Là “HẾT THUỐC CHỮA”

 14/12/2020

Bệnh đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) được xem là “đại dịch toàn cầu thế kỷ 21”, tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng lại giết người trong thầm lặng với số lượng người mắc đang ngày càng tăng lên. Theo ước tính, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới lên đến 9,3% (463 triệu người) và sẽ tăng lên 10,2% vào năm 2030. Điều này sẽ tạo nên gánh nặng cho toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và chất lượng sống của bệnh nhân. Chính vì lý do này, chúng ta cần kịp thời quan tâm đến căn bệnh nguy hiểm này để có biện pháp phòng tránh, không chỉ cho chính mình mà còn cho người nhà.

1. Bệnh đái tháo đường - những con số đáng báo động

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính, tình trạng này do cơ thể thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai.

Bình thường sau khi ăn, các chất bột đường từ cơm, bún, mì, bánh, khoai củ... hoặc các chất đường ngọt sẽ được chuyển hóa thành đường glucose hấp thu vào máu. Insulin do tụy tiết ra sẽ đưa glucose vào trong tế bào để tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, hoạt động này giúp ổn định mức glucose trong máu. Khi thiếu insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả thì glucose trong máu không được đưa vào bên trong tế bào dẫn đến tăng đường huyết và đường có thể xuất hiện trong nước tiểu.

Các type đái tháo đường:

Đái tháo đường type 1: khoảng 5 -10% trẻ em và người trẻ tuổi mắc bệnh này, là một bệnh tự miễn, do tế bào beta của tuyến tụy bị viêm, tổn thương và bị phá hủy nên không sản xuất được insulin.

Đái tháo đường type 2: chiếm khoảng 90 - 95% trên tổng số người mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam; là một bệnh nội tiết chuyển hoá mạn tính, có yếu tố di truyền, do rối loạn tiết insulin và sự đề kháng insulin.

Đái tháo đường thai kỳ: ước tính có khoảng 20% thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ. Đa số các bà mẹ sẽ tự khỏi sau khi sinh, một số trường hợp chuyển thành đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường do một số nguyên nhân khác như do bệnh lý nội tiết, tổn thương tuyến tụy, do dùng thuốc...

Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao, nhất là khu vực thành thị thu nhập cao

Theo IDF Diabetes Atlas, năm 2019 có 9,2% dân số tương đương 463 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường. Theo ước tính, tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng, với 10,2% (578 triệu người) vào năm 2030 và đến 10,9% (700 triệu người) vào năm 2045. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở thành thị cao hơn nông thôn (10,8% so với 7,2%) và tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm thu nhập cao lớn hơn ở nhóm thu nhập thấp (10.4% so với 4.0%).

Ở nước ta, bệnh đái tháo đường đang gia tăng rất nhanh. Trong 10 năm (2008-2018), tỷ lệ mắc tăng 200% với lứa tuổi mắc ngày càng trẻ hóa. Trước kia người bệnh chủ yếu ở lứa tuổi 40 - 45 thì nay có cả trẻ em ở độ tuổi 11-12 tuổi.

Nên lưu ý các dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường (tiểu đường) để kịp thời chữa trị và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.

2. Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường được xác định với các dấu hiệu:

Triệu chứng tăng đường huyết hoặc có biểu hiện biến chứng của bệnh đái tháo đường như: tăng huyết áp, vết thương lâu lành, mắt nhìn mờ... đi kèm. Khi đó, nên đi xét nghiệm đường huyết để được các bác sĩ tư vấn điều trị.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2:

  • Người trên 45 tuổi ít hoạt động thể lực
  • Có người trong gia đình bị đái tháo đường type 2
  • Thừa cân béo phì (BMI bằng hoặc trên 23kg/m2)
  • Béo bụng: vòng bụng từ 90 cm ở nam và từ 80 cm ở nữ.
  • Tăng huyết áp từ 140/90mmHg
  • Rối loạn mỡ máu
  • Tiền sử bệnh mạch vành
  • Được chẩn đoán tiền đái tháo đường trước đây
  • Phụ nữ sinh con trên 4 kg
  • Bị đái tháo đường thai kỳ

Không có nhiều người phát hiện bệnh đái tháo đường ở giai đoạn sớm. Nếu bạn có các nguy cơ mắc bệnh, nên xét nghiệm đường huyết định kỳ để chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi nhờ chế độ ăn uống, các bài tập thể dục và vài loại thuốc cơ bản, đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm.

 3.  Phòng chống bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh mãn tính, đồng thời có rất nhiều biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa bằng các biện pháp về dinh dưỡng, luyện tập. Phát hiện bệnh từ giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc giai đoạn sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Khi bệnh nhân bị mắc đái tháo đường, nếu tuân thủ các hướng dẫn về y tế, uống thuốc điều trị và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt sẽ hạn chế các biến chứng và giúp đảm bảo chất lượng sống. Tóm lại, không có lúc nào là quá muộn để phòng ngừa và điều trị đái tháo đường.

Các biện pháp kiểm soát bệnh đái tháo đường:

  • Tránh rơi vào các nhóm nguy cơ cao.
  • Thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, kiểm tra đường huyết khi thấy các dấu hiệu bất thường.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh, kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể.
  • Tập luyện thể thao vừa sức để kiểm soát đường huyết.
  •  Tự theo dõi đường huyết tại nhà.
  •  Phát hiện và xử lý các biến chứng kịp thời

 4.  Người đái tháo đường cần lưu ý gì?

  • Người đái tháo đường thường có tâm lý kiêng khem vì nghĩ ăn uống là nguyên nhân làm bệnh nặng thêm. Thực tế, chỉ cần biết cách ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao để không làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể.
  • Không nên khiêng ăn thiếu khoa học, vì suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, miễn dịch, tăng cao các nguy cơ sức khoẻ.
  • Nên ăn uống đều đặn, ngày 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ, mỗi bữa ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, chọn lựa bột đường có chỉ số đường huyết thấp, tăng cường rau xanh, hạn chế thức ăn béo, ngọt, mặn. Ăn vừa đủ nhu cầu, giữ cân nặng trong giới hạn lý tưởng với BMI từ 20-22. 
  • Nên uống bổ sung sữa dành cho người đái tháo đường Diabet Care. Đây là dinh dưỡng đặc chế dành cho người bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường, được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, giúp ổn định đường huyết tối ưu với công thức tiên tiến Care Nutrition kết hợp những dưỡng chất cần thiết giúp ổn định đường huyết, tăng cường sức khỏe mỗi ngày, củng cố đề kháng, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ loãng xương và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh bằng những thói quen mới như ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao, tránh rượu bia thuốc lá, sinh hoạt điều độ và giữ tinh thần lạc quan sẽ giúp bệnh nhân đái tháo đường sống vui, khoẻ.

Cùng chuyên mục

NutiMilk
Hotline
Hotline