Đái Tháo Đường: Triệu Chứng, Biến Chứng và Cách Kiểm Soát

 14/12/2020

Bệnh đái tháo đường gây nên những biến chứng về thị lực, tim mạch, suy thận, nhiễm trùng, hạ đường huyết, hôn mê, giảm sức đề kháng… không chỉ ảnh hưởng chất lượng sống mà còn nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có tỷ lệ mắc phải ngày càng tăng, độ tuổi ngày càng trẻ hoá, nếu phát hiện muộn càng dễ bị biến chứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể kiểm soát bằng thuốc, dinh dưỡng và sinh hoạt.

1.      Bệnh đái tháo đường với các biến chứng nguy hiểm

Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính, tình trạng này do cơ thể thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Đái tháo đường là bệnh mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

a.      Biến chứng mãn tính

Tình trạng đường trong máu tăng cao kéo dài gây rối loạn chuyển hóa đường, đạm, béo, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể.  

  • Biến chứng mắt: Suy giảm thị lực, có thể dẫn tới mù loà. Tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp.
  • Biến chứng tim mạch: Tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi.
  • Biến chứng thần kinh: Đau, tê, có cảm giác nóng ở chân, tổn thương bàn chân do tổn thương thần kinh ngoại biên làm giảm hoặc mất cảm giác với các kích thích dẫn đến loét, nhiễm trùng bàn chân. Thêm lượng đường trong máu cao nên dễ bị nhiễm trùng kéo dài và khó lành.
  • Biến chứng thận: Suy giảm chức năng lọc của thận, có nguy cơ suy thận.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Vì lượng đường trong máu cao kéo dài gây suy giảm hệ miễn dịch, dễ nhiễm trùng.

b.      Biến chứng cấp tính:

  • Hạ đường huyết: Khi đường huyết hạ đến mức < 70mg/dL (<3,9mmol/L). Triệu chứng có thể khác nhau ở từng bệnh nhân, bao gồm: mệt đột ngột, run tay chân, tim đập nhanh, vã mồ hôi lạnh, da ẩm; lo lắng bứt rứt, chóng mặt, đau đầu; cảm giác đói cồn cào. Khi đường huyết giảm trầm trọng sẽ có các biểu hiện như: nhìn đôi, lú lẫn, cư xử bất thường, mất trí nhớ, mất tri giác, co giật, hôn mê.
  • Tổn thương bàn chân: Do tổn thương thần kinh ngoại biên làm giảm hoặc mất cảm giác với các kích thích dẫn đến loét, nhiễm trùng bàn chân. Thêm lượng đường trong máu cao nên dễ bị nhiễm trùng kéo dài và khó lành.
  •  Hôn mê: Do lượng đường quá cao dẫn tới hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Các biến chứng này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sức khoẻ và chất lượng sống. Chính vì vậy cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường để kịp thời ngăn bệnh diễn tiến nặng hơn và kiểm soát tốt các biến chứng. 

2.      Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng, chỉ được phát hiện khi xét nghiệm đường máu tăng hoặc khi phát hiện là đã có biến chứng.

Các triệu chứng có thể gặp:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Lúc nào cũng thấy khát nước dù uống đủ lượng.
  • Thấy đói bụng dù đã ăn đủ bữa.
  • Sụt cân nhanh bất thường.
  • Dễ kiệt sức, mệt mỏi.
  • Hay bị choáng váng hoa mắt.
  • Thị lực giảm sút, nhìn mờ.
  • Vết thương lâu lành hơn, dễ nhiễm trùng.
  • Cảm giác đau nhức, tê nóng chân. 

Những nhóm có nguy cơ đái tháo đường cao là người thừa cân, béo phì, người ít vận động, trong gia đình có tiền sử mắc đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu, được chẩn đoán tiền tiểu đường. Khi có các triệu chứng hoặc nằm trong nhóm nguy cơ thì nên kiểm tra đường huyết càng sớm càng tốt.Bệnh nhân được chẩn đoán là mắc đái tháo đường khi kết quả xét nghiệm đường huyết (glucose máu):

  • Đường huyết lúc đói (sau 8 giờ không ăn) ≥ 7mmol/L (tương đương ≥ 126mg/dL)
  • Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose ≥ 11.1mmol/L (tương đương ≥ 200mg/dL)
  •  Đường huyết bất kỳ ≥ 11.1mmol/L (tương đương ≥ 200mg/dL)
Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết đi kèm với kết quả tăng đường huyết, thì phải làm xét nghiệm lần thứ 2 vào ngày khác để xác định bệnh.
  • Nếu đường huyết lúc đói từ 100 đến 125mg/dL là rối loạn dung nạp đường (tiền đái tháo đường). Hầu hết người bệnh đái tháo đường type 2 đều trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường.

 

3.      Vận động giúp kiểm soát đường huyết

Người bệnh đái tháo đường cần xác định chung sống với bệnh bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tập luyện thể dục thể thao vừa sức để kiểm soát đường huyết tốt.

Thể thao mang đến 6 tác dụng tuyệt vời cho người đái tháo đường:

  •  Giúp kiểm soát đường huyết
  • Giảm đề kháng Insulin
  • Hỗ trợ giảm cân nặng
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khoẻ tổng quát.
  • Thể dục còn giúp tăng đề kháng, khiến tinh thần vui vẻ lạc quan, ngủ ngon hơn.

 

Vậy luyện tập như thế nào là hợp lý với người bệnh đái tháo đường?

a.      Luyện tập vừa sức

  • Nên tập với cường độ trung bình, không quá gắng sức.
  • Nên tập ít nhất 150 phút/tuần, từ 3-7 ngày trong tuần.
  •  Chọn những môn thể thao phù hợp với sở thích và khả năng vận động như: đi bộ, chạy chậm, yoga, taichi (thái cực quyền), bơi lội, đạp xe trong nhà.
  • Có thể tập từng đợt ngắn 10-15 phút rồi nghỉ ngơi, để nhịp tim và sức lực phục hồi sau đó lặp lại 2-3 lần.

b.      Cẩn trọng khi tập luyện

  • Hạn chế những môn có nguy cơ gây tổn thương bàn chân, tạo vết thương như đá bóng, leo núi tự nhiên.
  • Người có biến chứng tim mạch, mắt, thận, khớp… cần hỏi ý kiến bác sĩ để chọn loại hình phù hợp.
  • Chọn giày phù hợp, không làm tổn thương chân.
  • Nên tập luyện với bạn bè, người nhà để được giúp đỡ kịp thời.

c.       Dinh dưỡng khi luyện tập

  • Mang theo thực phẩm để đề phòng hạ đường huyết khi luyện tập.
  • Uống đủ nước trong và sau luyện tập để không bị mất nước.
  • Không nên vận động lúc bụng đói, nên tập sau ăn 1-2 giờ.

4.      5 bí quyết dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

a.      Không kiêng khem thiếu khoa học dẫn tới suy dinh dưỡng, kiệt sức

Người bị đái tháo đường thường sợ “bệnh là do miệng mà ra” nên thường có tâm lý không dám ăn uống. Cộng thêm tâm trạng chán nản khiến ăn không thấy ngon, biếng ăn, bỏ bữa. Chính điều này càng làm người bệnh suy giảm sức khoẻ và khiến bệnh trầm trọng hơn. Thay vì vậy, người bệnh tiểu đường nên chú trọng hơn nữa đến nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, có chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh. Nếu biết cách chọn lọc thực phẩm, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ngon, ăn khoẻ, tập hưởng cuộc sống.

b.      Phân bổ bữa ăn hợp lý

Nên ăn 3 bữa ăn chính và 1 - 2 bữa ăn phụ, có thể uống sữa trong các bữa phụ; nếu đang dùng insulin nên có bữa phụ trước đi ngủ để tránh cơn hạ đường huyết ban đêm.

c.       Đủ năng lượng, đủ nhóm chất

  • Tính lượng nhu cầu năng lượng trong một ngày dựa trên cân nặng lý tưởng và đảm bảo đủ lượng năng lượng trong các bữa ăn.
  • Khẩu phần khuyến nghị cho người bệnh đái tháo đường gồm: 50-60% năng lượng của khẩu phần là chất bột đường; 20-25% là chất béo và 14-20% là chất đạm.
  • Hạn chế các chất béo no và giàu cholesterol, tăng chất béo “tốt” từ mỡ cá, dầu oliu.
  •  Bổ sung 20-22g chất xơ mỗi ngày, tương đương 400g rau củ quả và 300g trái cây. -
  • Hạn chế muối, các chất tạo vị ngọt, bia rượu.

d.      Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

  • Ăn các thực phẩm giàu chất bột đường dạng phức hợp và có hàm lượng chất xơ cao.
  •  Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp < 55, đảm bảo tải đường (GL) của thực đơn cả ngày từ 80 đến 100.
  • Chọn rau tươi, trái cây vừa chín để chỉ số đường huyết thấp.
  • Ăn thịt nạc, cá nạc, các loại đậu...
  • Có món cá trong thực đơn ít nhất 3 lần/tuần
  • Chọn sữa dành riêng cho người bệnh đái tháo đường hoặc sữa không đường, ít béo hoặc không béo.
  • Hạn chế các phương pháp chế biến món ăn làm tăng GI của thực phẩm, như: hầm nhừ, nghiền (hoặc xay) nhuyễn, nướng.

e.      Bổ sung dinh dưỡng đặc chế cho bệnh đái tháo đường

  • Sữa Diabet Care Diamond là dinh dưỡng đặc chế cho người bị bệnh đái tháo đường type 1, 2, bị rối loạn dung nạp. Bổ sung sữa giúp người bệnh tiểu đường đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, nhưng có chỉ số GI thấp nhờ sự có mặt của các đường chậm như Isomaltulose, Erythrito giúp duy trì đường huyết ổn định.
  • Có Vitamin A, B, E, C và kẽm hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi cho bệnh nhân đái tháo đường. Có chất MUFA, PUFA và Vitamin K2 hỗ trợ ngăn ngừa vôi hoá động mạch, giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Có chất xơ FOS / Inulin ngăn ngừa táo bón. Có Nano Canxi, Vitamin K2, D3, phốt pho tạo hệ xương chắc khoẻ, hạn chế quá trình loãng xương. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng nhờ công thức hạn chế hàm lượng béo.
  • Có thể dùng 2-3 ly sữa/ ngày vào các bữa phụ, buổi tối trước khi ngủ và khi cơ thể cần bổ sung năng lượng. Sản phẩm còn có thể nuôi ăn qua ống thông với sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên viên y tế.

Cùng chuyên mục

NutiMilk
Hotline
Hotline